Khóa học an toàn lao động, cấp chứng chỉ an toàn lao động theo TT 27

Khóa học an toàn lao động, cấp chứng chỉ an toàn lao động khai giảng hàng tháng toàn quốc, khóa học chứng chỉ an toàn lao động theo thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH mới nhất

Khai giảng khóa học an toàn lao động, cấp chứng chỉ an toàn lao động
Khai giảng khóa học an toàn lao động, cấp chứng chỉ an toàn lao động

I. Đối tượng tham dự khóa học an toàn lao động, cấp chứng chỉ an toàn lao động:

– Người lao động trên các công trình xây dựng, công nhân lao động trực tiếp. Đội trưởng, tổ trưởng các tổ đội thi công, chỉ huy trưởng công trường, các cá nhân, nhà quản lý hiện đang làm công tác kỹ thuật, quản lý, giám sát cho loại công trình xây dựng, và các công trình khác….để hướng dẫn, huấn luyện lại cho công nhân xây dựng do mình quản lý.

– Đối tượng học an toàn lao động, cấp chứng chỉ an toàn lao động được quy định tại thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH và Điều 139, Điều 150 Bộ luật lao động cụ thể thành các nhóm sau:
1. Nhóm 1:  Người làm công tác quản lý (trừ trường hợp kiêm nhiệm) bao gồm:
a) Giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp; người đứng đầu và cấp phó các chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp; người phụ trách công tác hành chính, nhân sự; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; 
b) Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã; chủ hộ kinh doanh cá thể; chủ hộ gia đình có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
c) Thủ trưởng và cấp phó: các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính  trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
2. Nhóm 2:
a) Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở;
b) Người làm công tác quản lý kiêm phụ trách công tác an toàn lao động, 
vệ sinh lao động.
3. Nhóm 3:
Người lao  động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo danh mục ban hành kèm theo (phụ lục I thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH).
(Công nhân xây dựng, công nhân lắp ráp vận hành máy, ép cọc, khoan cọc, lắp đặt thiết bị… đều thuộc nhóm này) 
4. Nhóm 4:
Người lao động không thuộc 3 nhóm nêu trên (bao gồm cả lao động là người Việt Nam, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động)

II. Nội dung chương trình khóa học an toàn lao động, cấp chứng chỉ an toàn lao động:

Nội dung khóa học an toàn lao động và cấp chứng chỉ an toàn lao động được giảng dạy theo quy định cụ thể tại thông tư 27:
 
1. Nội dung học an toàn lao động, cấp chứng chỉ an toàn lao động cho nhóm 1:

Nhóm 1 được huấn luyện kiến thức chung chủ yếu sau đây:

a) Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

b) Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh 

lao động ở cơ sở;

c) Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và biện pháp khắc phục, phòng ngừa.

2. Nội dung học an toàn lao động, cấp chứng chỉ an toàn lao động cho nhóm 2:

Nhóm 2 được huấn luyện kiến thức chung bao gồm:

a) Kiến thức chung như  nhóm 1;

b) Nghiệp vụ tổ chức thực hiện  công  tác  an  toàn lao  động, vệ sinh lao động tại cơ sở; 

c) Tổng quan về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn.

3. Nội dung học an toàn lao động, cấp chứng chỉ an toàn lao động cho nhóm 3:

Nhóm 3 được huấn luyện kiến thức chung và chuyên ngành gồm:

a) Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

b) Tổng quan về công việc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

c) Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

d) Kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

đ) Xử lý các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu tai nạn lao động.

4. Nội dung học an toàn lao động, cấp chứng chỉ an toàn lao động cho nhóm 4:

Nội dung huấn luyện nhóm 4 gồm 2 phần sau:

a) Phần 1: Huấn luyện kiến thức chung về an toàn lao động, vệ sinh lao 

động (huấn luyện tập trung);

b) Phần 2: Yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.  

III. Thời gian và địa điểm khai giảng khóa học an toàn lao động, cấp chứng chỉ an toàn lao động:

  • Khóa học chứng chỉ an toàn lao động tại Hà Nội:

– Khai giảng vào ngày 12 và 24 hàng tháng

– Địa điểm khóa học an toàn lao động tại Hà Nội: Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, số 220 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội (cách ngã tư sở 500m)

  • Khóa học chứng chỉ an toàn lao động tại TpHCM:

– Khai giảng vào ngày 15 và 25 hàng tháng

– Địa điểm khóa học an toàn lao động tại tp HCM: Học Viện Hành Chính Quốc gia – Số 10 Đường 3/2, P12, Q10, TP Hồ Chí Minh

  • Khóa học an toàn lao động tại Đà Nẵng:

– Khai giảng vào ngày 15 và 25 hàng tháng

– Địa điểm khóa học an toàn lao động tại Đà Nẵng: Viện Anh Ngữ – Đại học Đà Nẵng – Số 41 Lê Duẩn – Q. Hải Châu – Tp. Đà Nẵng

  • Các địa phương khác: Vui lòng liên hệ hotline 0972. 526. 086 để được tư vấn thông tin lịch học an toàn lao động mới nhất

 IV. Học phí khóa học an toàn lao động, cấp chứng chỉ an toàn lao động:

a. Học phí đối với nhóm 1 và nhóm 4: 800.000đ/học viên

b. Học phí đối với nhóm 2 và nhóm 3: 1.000.000đ/học viên

– Học phí nộp tại lớp học vào ngày khai giảng

– Học phí nộp tại lớp học vào ngày khai giảng, đã bao gồm tài liệu học tập, bút vở, đĩa CD, giải khát ăn nhẹ giữa giờ, chứng nhận, chứng chỉ, hóa đơn tài chính…

V. Cấp chứng nhận và chứng chỉ an toàn lao động sau khi kết thúc khóa học:

Học viên sau khi kết thúc khóa học đạt điều kiện sẽ được cấp chứng nhận, chứng chỉ theo đúng quy định của thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH như sau:

a) Nhóm 1: Được cấp Chứng nhận huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động (có thời hạn 2 năm)

b) Nhóm 2, 3: Được cấp Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động (có thời hạn 5 năm)

c) Nhóm 4: Kết quả huấn luyện được ghi vào sổ theo dõi công tác huấn luyện tại cơ sở.

 5. Hồ sơ và hình thức đăng ký khóa học an toàn lao động, cấp chứng chỉ an toàn lao động:

– Hồ sơ tham dự khóa học an toàn lao động bao gồm: 2 ảnh 3×4, 1 chứng minh thư photo.

– Học viên có nhu cầu tham dự khóa học an toàn lao động và cấp chứng chỉ an toàn lao động vui lòng đăng ký thông tin (bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại di động) về ban tổ chức trước ngày khai giảng.

 

Hình thức đăng ký học chứng chỉ an toàn lao động:

+ Đăng ký qua hotline 24/7: 0972.526.086 (Ms Thảo, trưởng ban tổ chức, phụ trách tư vấn chứng chỉ, khóa học, tuyển sinh)..

+ Đăng ký qua internet: Click vào Đây

+ Đăng ký qua yahoo, email:

 Yahoo online 24/7: khoahocxaydung
Email: khoahocxaydung@yahoo.com.vn

+ Đăng ký tại văn phòng, fax …

 

* Liên hệ trên Facebook:

Cám ơn bạn đã quan tâm đến khóa học!

 

HỖ TRỢ HỌC VIÊN:

Với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi và tư vấn hỗ trợ học viên tốt nhất, Khi học viên đăng ký khóa học chứng chỉ an toàn lao động sẽ nhận được những ưu đãi đặc biệt sau:

– Được tư vấn tận tình chu đáo trước và sau khóa học đảm bảo cho học viên các khóa học uy tín, chất lượng, hiệu quả.

– Được đảm bảo về ngày khai giảng chính xác, không bị thay đổi ngày khai giảng. Điều mà nhiều học viên thường xuyên gặp phải khi đăng ký ở – nơi khác. Tạo điều kiện cho học viên chủ động công việc và thời gian để tham dự khóa học.

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG KHÓA HỌC AN TOÀN LAO ĐỘNG, CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN LAO ĐỘNG THEO THÔNG TƯ 27 MỚI:

**. Chương trình khung huấn luyện nhóm 1

 
I  Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động; các khái niệm, nội dung cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
2. Các quy định của pháp luật về chính sách, chế độbảo hộ lao động;
3. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và  người  lao  động trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;
4. Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
 
II. Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cơ sở
1. Tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
2. Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động;
3. Xây dựng và phổ biến nội quy, quy chế quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở, các phân xưởng, bộ phận và các quy trình an toàn của các máy, thiết bị, các chất;
4. Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện và tổ chức phong trào quần chúng thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động;
5. Thực hiện chính sách, chế độ bảo hộ lao  động đối với người lao động
6. Kiểm tra và tự kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
7. Thực hiện đăng  ký  và kiểm  định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
8. Thực hiện khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
9. Thực hiện thống  kê,  báo  cáo,  sơ  kết, tổng kết công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;
10. Trách nhiệm và những nội dung hoạt động của tổ chức  công  đoàn  cơ  sở về an  toàn  lao  động, vệ sinh lao động;
11. Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
 
III. Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và biện pháp khắc phục, phòng ngừa 
1. Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất; đánh giá các nguy cơ trong sản xuất
2. Các biện pháp cải thiện điều kiện lao động;
IV  Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện
 
**. Chương trình khung huấn luyện nhóm 2, 
I  Huấn luyện kiến thức chung (Như chương trình khung huấn luyện nhóm 1)
 
II  Nghiệp vụ tổ chức công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cơ sở
1  Phương pháp xác định các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất
2  Các biện pháp về  kỹ  thuật an toàn và phòng chống cháy nổ; kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện lao động
3  Phương pháp triển khai công tác kiểm tra, tự kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cơ sở
4  Nghiệp vụ khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê, báo cáo định kỳ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp
 
III  Tổng quan về các loại máy, thiết bị, các chất phổ biến phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn.
1  Tổng quan về thiết bị áp lực
2  Tổng quan về thiết nâng, thang máy
3  Kỹ thuật an toàn điện
4  ATLĐ với một số thiết bị phổ biến dùng trong sản xuất
5  ATLĐ trong sử dụng, vận chuyển và bảo quản hóa chất
6  ATLĐ, VSLĐ trên công trường xây dựng
7  Xử lý các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu tai nạn lao động
IV  Huấn luyện theo đặc thù riêng của từng khóa huấn luyện
V  Kiểm tra, sát hạch kết thúc khóa huấn luyện  
 
**. Chương trình khung huấn luyện nhóm 3 
I  Chính sách, pháp luật về ATLĐ, VSLĐ  
1  Mục đích, ý nghĩa của công tác ATLĐ, VSLĐ; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về ATLĐ, VSLĐ
2  Chế độ, chính sách của Nhà nước về ATLĐ, VSLĐ đối với người lao động
3  Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa
4  Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động
5  Công dụng, cách sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân phổ biến; các biện pháp tự cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc
II  Tổng quan về công việc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ
1   Khái niệm về công việc, thiết bị làm việc
2  Các thông số cơ bản về công việc, thiết bị
3  Các đặc điểm riêng về công việc, chế độ làm việc của thiết bị
III  Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ
1  Các yếu tố nguy hiểm, có hại
2  Đánh giá các nguy cơ do các yếu tố đó gây ra
IV  Kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động 
1  Kỹ thuật an toàn lao động
2  Kỹ thuật vệ sinh lao động
3  Biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc liên quan đến công việc, thiết bị vận hành
V  Xử lý các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu tai nạn lao động
VI  Huấn luyện theo đặc thù riêng của công việc hoặc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Kiểm tra, sát hạch kết thúc khóa huấn luyện
 
**. Chương trình khung huấn luyện nhóm 4
I  Kiến thức chung về ATLĐ, VSLĐ   
1  Mục đích, ý nghĩa của công tác ATLĐ,VSLĐ; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về ATLĐ,VSLĐ tại cơ sở
2  Chính sách, chế độ về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động
3  Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa
4  Kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động; nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở
II  Các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cấp phân xưởng hoặc tương đương 
1  Hướng dẫn, biển báo, quy trình làm việc ATLĐ, VSLĐ người lao động phải tuân thủ khi thực hiện công việc tại phân xưởng
2  Công dụng, cách sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân
3  Cách xử lý tình huống và các phương pháp sơ cứu tai nạn lao động
III  Yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động với công việc được giao
1  Các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh tại nơi làm việc và biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động
2  Quy trình làm việc an toàn; quy trình vận hành, xử lý sự cố máy, thiết bị được giao
3  Phối hợp làm việc tập thể
IV  Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện  
 
Xem chi tiết thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH:   tại Đây
Khai giảng khóa học xây dựng
                                                    Khai giảng khóa học 

Khai giảng khóa học ban ngày

       Tổng hợp học phí các khóa học nghiệp vụ xây dựng khác

Số TT

Các khoá học

Học phí

1

Khóa học tư vấn giám sát thi công xây dựng

(3 lĩnh vực: Xây dựng dân dụng công nghiệp và hạ tầng KT; Xây dựng giao thông; Xây dựng thủy lợi thủy điện)

1 Lĩnh vực: 1.300.000đ 

3 Lĩnh vực: 1.700.000đ

2

Lớp đấu thầu cơ bản(Theo TT10 Bộ KH & ĐT và luật đấu thầu số 43 mới)800.000đ

3

Khóa học Quản lý Dự án đầu tư XDCT( Theo thông tư số 25/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng)1.100.000đ

4

Khóa học chỉ huy trưởng công trường XD1.100.000đ

5

Khóa học Định giá Xây dựng1.300.000đ

6

Khóa học an toàn lao động – Theo thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH mới nhất.- Học phí áp dụng cho cả 4 nhóm800.000đ1.000.000đ

7

Kỹ năng lập dự toán xây dựng công trình và đo bóc khối lượng1.100.000đ

8

Quản lý chi phí, Hợp đồng XD, thanh quyết toán vốn ĐTXDCT(Theo NĐ 112/2009/NĐ – CP )900.000đ

9

Khóa học nghiệm thu hoàn công và thanh quyết toán vốn900.000đ

10

Khóa học đánh giá dự án đầu tư900.000đ

11

Lớp học giám đốc Quản lý Dự án ĐTXDCT1.300.000đ

12

Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về CLCTXD900.000đ

13

Khóa học thí nghiệm viên vật liệu xây dựng1.900.000đ

14

Khóa học quản lý phòng thí nghiệm1.900.000đ

15

Khóa học quản lý nhà chung cư2.900.000đ

16

Khóa học Bất động sản1 lĩnh vực:
– Định giá BĐS1.100.000đ
– Môi giới BĐS3 lĩnh vực:
– Quản lý sàn giao dịch BĐS3.000.000đ

 

Hình thức đăng ký học chứng chỉ an toàn lao động:

+ Đăng ký qua hotline 24/7: 0972.526.086 (Ms Thảo, trưởng ban tổ chức, phụ trách tư vấn chứng chỉ, khóa học, tuyển sinh)..

+ Đăng ký qua internet: Click vào Đây

+ Đăng ký qua yahoo, email:

 Yahoo online 24/7: khoahocxaydung
Email: khoahocxaydung@yahoo.com.vn

+ Đăng ký tại văn phòng, fax …

 

* Liên hệ trên Facebook:

Cám ơn bạn đã quan tâm đến khóa học!

 

 
Tham khảo thêm các lớp: học quản lý dự án  –  Học tư vấn giám sát
 
 (khoahocxaydung.edu.vn)

album hình ảnh các khóa học

0901.768.111