Quy định mới nhất để Làm chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng được quy định tại NĐ 59/2015/NĐ-CP và TT 17/2016/TT-BXD cụ thể như sau:
I. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình bao gồm: (Quy định tại Khoản 1, điều 48, NĐ 59/2015/NĐ-CP)
a) Thiết kế kiến trúc công trình;
b) Thiết kế nội – ngoại thất công trình; thiết kế cảnh quan;
c) Thiết kế kết cấu công trình;
d) Thiết kế điện – cơ điện công trình;
đ) Thiết kế cấp – thoát nước;
e) Thiết kế thông gió – cấp thoát nhiệt;
g) Thiết kế mạng thông tin – liên lạc trong công trình xây dựng;
h) Thiết kế phòng cháy – chữa cháy.
II. Quy định về trình độ chuyên môn và thời gian kinh nghiệm để làm chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng. (Quy định tại khoản 3, điều 16, TT 17/2016/TT-BXD)
a) Thiết kế kiến trúc công trình:
Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc chủ trì thiết kế; chủ trì thẩm định; thẩm tra thiết kế kiến trúc công trình theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Nghị định 59/CP thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế kiến trúc công trình.
b) Thiết kế kết cấu công trình:
Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia; chủ nhiệm; chủ trì hoặc thẩm tra thiết kế của đồ án thiết kế xây dựng công trình loại nào theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Nghị định 59/CP thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế kết cấu công trình loại đó.
c) Đối với cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành khác có liên quan đến thiết kế các hệ thống kỹ thuật công trình như điện – cơ điện công trình, cấp – thoát nước, thông gió – cấp thoát nhiệt, mạng thông tin – liên lạc, phòng chống cháy – nổ công trình xây dựng: nội dung được phép hành nghề phải phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, căn cứ theo thời gian và kinh nghiệm thực tế mà cá nhân đó đã tham gia thực hiện thiết kế.
III. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng: (Khoản 2, điều 48, điều 44, điều 45 của NĐ 59/2015/NĐ-CP)
a) Hạng I:
– Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 7 (bảy) năm trở lên;
– Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 2 (hai) công trình cấp II và đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp I trở lên cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề;
b) Hạng II:
– Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 5 (năm) năm trở lên;
– Đã làm chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 5 (năm) công trình cấp III và đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp II trở lên cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề;
c) Hạng III:
– Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 3 (ba) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 5 (năm) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp.
– Đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 3 (ba) công trình cấp III hoặc 5 (năm) công trình cấp IV cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề,
IV. Phạm vi hoạt động của chứng chỉ hành nghề Thiết kế xây dựng: (Khoản 3, điều 48, NĐ 59/2015/NĐ-CP)
a) Hạng I: Được làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế các cấp công trình cùng loại đối với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. Được làm chủ nhiệm lập tất cả các nhóm dự án cùng loại dự án được cấp chứng chỉ hành nghề;
b) Hạng II: Được làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế công trình cấp II trở xuống cùng loại đối với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. Được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm B, nhóm C cùng loại dự án được cấp chứng chỉ hành nghề;
c) Hạng III: Được làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế công trình cấp III, cấp IV cùng loại đối với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. Được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm C cùng loại dự án được cấp chứng chỉ hành nghề.
V. Hồ sơ và thủ tục làm chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng:
Khoahocxaydung.edu.vn
album hình ảnh các khóa học